Author Archive for: thaiphong

thaiphong

About thaiphong

  • Hiện nay, đăng ký cho học sinh nhập học vào Mầm non, tiểu học, THCS, và THPT đề có thể thực hiện qua mạng internet. Phụ huynh và các bạn học sinh chỉ cần sử dụng máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh… có kết nối internet là có thể đăng ký tuyển […]

    Đăng ký tuyển sinh trực tuyến – Hướng dẫn chi tiết cho phụ huynh

    Hiện nay, đăng ký cho học sinh nhập học vào Mầm non, tiểu học, THCS, và THPT đề có thể thực hiện qua mạng internet. Phụ huynh và các bạn học sinh chỉ cần sử dụng máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh… có kết nối internet là có thể đăng ký tuyển sinh trực tuyến được.

    Quá trình đăng ký rất nhanh, nhưng có thể một số phụ huynh và các bạn chưa biết được quy trình đăng ký tuyển sinh trực tuyến như thế nào?. Bài viết dưới đây giúp các bạn có thể thực hiện đăng ký một cách chi tiết.

    Các bạn có thể vừa đọc bài viết này và vừa thực hiện đăng ký nhé

    Bước 1:

    Mở trình duyệt web Microsoft Edge (hoặc Firefox, Chrome, Safari…). Truy cập vào địa chỉ: http://tsdaucap.hanoi.gov.vn/

    Màn hình sẽ hiện ra như sau:

    Bước 2: Tại màn hình trang chủ, PHHS bấm vào nút ĐĂNG KÝ TUYỂN SINH

    Bấm vào nút đăng ký tuyển sinh

    Bước 3: PHHS chọn kỳ tuyển sinh cần đăng ký, nhấn nút [Đăng Ký].

    Phụ huynh chọn kỳ tuyển sinh và bấm vào nút đăng ký

    Bước 4: Phụ huynh nhập đầy đủ, chính xác thông tin của học sinh vào Phiếu thông tin học sinh.

    Lưu ý:

    – Tất cả các trường thông tin có dấu * đỏ bắt buộc phải nhập.

    – Phụ huynh nhập chính xác thông tin số điện thoại thông báo, Email để nhận được các thông báo tuyển sinh từ phòng giáo dục.

    – Để học sinh được học đúng tuyến phụ huynh cần nhập chính xác về diện cư trú (Hộ khẩu thường trú, Nơi ở hiện nay).

    – Đối với kỳ tuyển sinh Lớp 1 và Lớp 6: PHHS nhập trực tiếp Mã định danh và Mật khẩu đã được cung cấp trước đó. Hệ thống tự động hiển thị đầy đủ thông tin học sinh, PHHS kiểm tra lại.

    Bước 4: Sau khi hoàn thiện hồ sơ học sinh, PHHS nhập Mã bảo vệ, Tích cam kết khai báo đúng thông tin và [Gửi đăng ký] để gửi hồ sơ của học sinh về Phòng giáo dục.

    PHHS bấm vào nút đăng ký

    Bước 5: Hệ thống đưa ra thông báo, PHHS xác nhận [Đồng ý] để hoàn thành thao tác đăng ký tuyển sinh.

    Bấm vào nút đồng ý để hoàn thành thao tác

    Bước 6: Phụ huynh lưu lại Mã định danh để tra cứu kết quả tuyển sinh. PHHS cũng có thể “Xuất phiếu thông tin” để lưu lại hoặc in ra

    Phụ huynh lưu lại mã hồ sơ

    Bước 9: Sau khi có kết quả duyệt hồ sơ từ nhà trường đăng ký tuyển sinh, PHHS chọn [Tra cứu kết quả], nhập thông tin là Mã định danh.

    (Màn hình thông tin tra cứu dành cho Mầm non)

    Màn hình thông tin tra cứu dành cho Mầm non

    (Màn hình thông tin tra cứu dành cho TH và THCS)

    Thông tin hỗ trợ:

    – Hotline: 02437676767

    – Số điện thoại hỗ trợ từ phòng giáo dục phụ huynh kiểm tra tại mục “Các số máy hỗ trợ (Từ 8h00 đến 17h00 hàng ngày)”

    Nguồn: https://tsdaucap.hanoi.gov.vn/

    Đọc tiếp
  • Bài thơ ‘Đồng chí’ vào đề thi Ngữ văn lớp 10 ở Hà Nội. Sau đây là đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn tại Hà Nội năm 2021. Các bạn và các em có thể lưu file ảnh hoặc tải file Word tại đây: https://thaiphong.com.vn/download/de-thi-tuyen-sinh-vao-lop-10-mon-ngu-van-o-ha-noi-nam-2021/ KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 […]

    Đề thi vào lớp 10 môn NGữ văn tại Hà Nội Năm 2021

    Bài thơ ‘Đồng chí’ vào đề thi Ngữ văn lớp 10 ở Hà Nội. Sau đây là đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn tại Hà Nội năm 2021.

    Các bạn và các em có thể lưu file ảnh hoặc tải file Word tại đây: https://thaiphong.com.vn/download/de-thi-tuyen-sinh-vao-lop-10-mon-ngu-van-o-ha-noi-nam-2021/

    Text Box: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI

ĐỀ CHÍNH THỨC 
Text Box: (Đề thi có 01 trang)KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
    N
    ĂM HỌC 2021-2022
    Môn thi: NGỮ VĂN
    Ngày thi: 12/6/2021
    Thời gian làm bài: 90 phút

    Phần I (6, 0 điểm)

    Đồng chí là một trong những tác phẩm tiếu biểu của nhà thơ Chính Hữu và thơ ca kháng chiến
    chống Pháp. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

    “Quê hương anh nước mặn, đồng chua
    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

    Anh với tôi đôi người xa lạ
    Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
    Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

    Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

    Đồng chí!”

    (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

    1. 1.     Ghi lại năm sáng tác bài thơ Đồng chí Tác phẩm này được in trong tập thơ nào của Chính Hữu?
    2. 2.     Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp làm rõ cơ sở
      hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng
      phép lặp để liên kết và câu ghép. (Gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép).
    3. 3.      Đoạn cuối bài thơ có một hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”.
      Hình ảnh thơ đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của những anh bộ đội Cụ Hồ?

    Phần II (4,0 điểm)

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    “Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều
    kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. ông
    xem xét và làm cho máy hoạt động trỏ lại. Công ti phải trả cho ông 10 000 đôla. Nhiều người cho
    Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch
    một đường thẳng là 1 đôla. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đôla”. Rõ ràng người
    có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.”

    (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

    1. Theo em, vì sao Xten-mét-xơ cho rằng “vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla nhưng “tìm
    ra chỗ để vạch đúng đường ấy” lại có giá 9 999 đôla?

             2. Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hôi, hãy trình bày suy nghĩ của em
    (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?

                             Hết                          

    Ghi chú. Điểm phần I: 1 (1,0 điểm); 2 (4,0 điểm); 3 (1,0 điểm)
    Điểm phần II: 1 (1,5 điểm); 2 (2,5 điểm)

    Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

    Text Box: Họ và tên thí sinh:	
Họ, tên và chữ kí của cán bộ coi thi số 1:
                        Số    báo danh:                                     

    Họ, tên và chữ kí của cán bộ coi thi số 2:

    Đọc tiếp
  • Mời các bạn tham khảo đề thi vào lớp 10 môn Lịch sử ở Hà Nội Năm 2021 Các bạn và các em có thể tải về Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử ở Hà Nội năm 2021 định dạng file word tại : https://thaiphong.com.vn/download/de-thi-tuyen-sinh-vao-10-mon-lich-su-o-ha-noi-nam-2021/

    Đề thi môn Lịch sử vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2021

    Mời các bạn tham khảo đề thi vào lớp 10 môn Lịch sử ở Hà Nội Năm 2021

    Các bạn và các em có thể tải về Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Lịch sử ở Hà Nội năm 2021 định dạng file word tại : https://thaiphong.com.vn/download/de-thi-tuyen-sinh-vao-10-mon-lich-su-o-ha-noi-nam-2021/

    Đề thi vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2021
    Đề thi vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2021
    Đọc tiếp
  • Mời các bạn xem đề thi chính thức môn tiếng Anh kỳ thi tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội sáng 12-6

    Đề thi môn tiếng Anh vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2021

    Mời các bạn xem đề thi chính thức môn tiếng Anh kỳ thi tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội sáng 12-6

    Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Tiếng Anh ở Hà Nội
    Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Tiếng Anh ở Hà Nội trang 2/4 Mã đề 116
    Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Tiếng Anh ở Hà Nội trang 3/4 Mã đề 116
    Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Tiếng Anh ở Hà Nội trang 4/4 Mã đề 116

    Đọc tiếp
  • HTML5 là gì? Xem thêm chuẩn SCORM HTML5 là một ngôn ngữ cấu trúc và trình bày nội dung cho World Wide Web (WWW) và sẽ là công nghệ cốt lõi của Internet trong tương lai không xa, được đề xuất đầu tiên bởi Opera Software. Lịch sử phát triển của HTML5 HTML là phiên […]

    Sơ lược về trình duyệt HTML5

    HTML5 là gì?

    Xem thêm chuẩn SCORM

    HTML5 là một ngôn ngữ cấu trúc và trình bày nội dung cho World Wide Web (WWW) và sẽ là công nghệ cốt lõi của Internet trong tương lai không xa, được đề xuất đầu tiên bởi Opera Software.

    Lịch sử phát triển của HTML5

    HTML là phiên bản thứ năm của ngôn ngữ HTML – được tạo ra năm 1990 và chuẩn hóa như HTML4 năm 1997 – và xuất hiện vào tháng 12 năm 2012.

    HTML 1

    Vào năm 1989, lúc này đã có Internet, tuy nhiên các máy tính giao tiếp với nhau qua Command Line, nó không dễ sử dụng chút nào.

    • Lúc này Tim Berners-Lee, đang làm việc tại phòng thí nghiệm CERN, đây là một trong nút internet lớn nhất thời đó. Ông nhận nhiệm vụ tạo ra một hệ thống điện tử có thể liên kết các tài liệu với nhau dễ dàng hơn. Ông làm ra một ngôn ngữ đơn giản, ai cũng có thể sử dụng đó chính là HTML. Và ông chính là cha đẻ của Web (World Wide Web).

    Có thể gọi đó là HTML 1.

    HTML 2

    Tháng 11-1994, trình duyệt Netscape ra đời và mau chóng thành công. Nó đưa Web dễ tiếp cận hơn với mọi người, nó phổ biến đến nỗi nhiều người nghĩ Netscape đã tạo nên web. Cùng năm, tổ chức W3C được thành lập với mục đích đặt tiêu chuẩn cho ngôn ngữ HTML. Họ cũng phát hành phiên bản HTML tiếp theo HTML 2.0.

    HTML 3 và HTML 4

    8-1995: Người khổng lồ Microsoft tung ra IE 1.0 đối đầu trực tiếp với Netscape, đây được xem là cuộc chiến trình duyệt đầu tiên. Lúc này mọi thứ vẫn lộn xộn, chả ai phát triển HTML theo tiêu chuẩn. Microsoft cài IE làm trình duyệt mặc định cho Windows, với lợi thế của mình Microsoft đã ăn tươi nuốt sống Netscape.

    Sau này, với sự phát triển của Web, HTML nhanh chóng được nâng cấp, HTML 3.2 được đưa ra vào năm 1997, sau đó mùa xuân năm 1998 là HTML 4.0

    HTML 5

    2004: sự ra đời của FireFox mang đến một luồng gió mới cho thị phần trình duyệt, nó nhanh hơn IE, và chạy theo tiêu chuẩn được đặt ra. Các thế hệ trình duyệt tiếp theo như Opera, Safari, Google Chrome được tung ra. Cuộc chiến trình duyệt bắt đầu bước vào cuộc chiến thứ 2, IE và những người bạn.

    Cùng với sự phát triển của Internet, HTML 4.0 trở nên già cỗi, W3C tiếp tục đưa ra phiên bản 4.1 và 4.2 được gọi là XHTML (HTML + XML). Tuy nhiên mọi chuyện chả đi dến đâu, lúc này HTML trở nên khó hiểu hơn so với ban đầu. Lúc này, WHATWG( Web Hypertext Application Technology Working Group), một nhóm nghiên cứu khác, đã tạo ra HTML5, đơn giản hơn, mạnh mẽ hơn. Sau này W3C đã chọn HTML5 làm tiêu chuẩn cho Web.

    Những ưu thế của HTML 5

    • Mục tiêu cốt lõi khi thiết kế ngôn ngữ là cải thiện khả năng hỗ trợ cho đa phương tiện mới nhất trong khi vẫn giữ nó dễ dàng đọc được bởi con người và luôn hiểu được bởi các thiết bị và các chương trình máy tính như trình duyệt web, phân tích cú pháp, v.v… HTML5 vẫn sẽ giữ lại những đặc điểm cơ bản của HTML4 và bổ sung thêm các đặc tả nổi trội của XHTML, DOM cấp 2, đặc biệt là JavaScript.
    • Là phiên bản tiếp sau của HTML 4.01 và XHTML 1.1, HTML5 phản ánh thực tế rằng HTML và XHTML được sử dụng phổ biến trên World Wide Web là một hỗn hợp các tính năng với các thông số kĩ thuật khác nhau, được giới thiệu bởi nhiều nhà sản xuất phần mềm, cùng với các sản phẩm phần mềm được giới thiệu như trình duyệt web, những người thành lập phổ biến thực tế và có quá nhiều lỗi cú pháp trong các văn bản web. Đây là một nỗ lực để xác định một ngôn ngữ đánh dấu duy nhất có thể được viết bằng cú pháp HTML hoặc XHTML. Nó bao gồm các mô hình xử lý chi tiết để tăng tính tương thích, mở rộng, cải thiện và chuẩn hóa các đánh dấu có sẵn cho tài liệu, đưa ra các đánh đấu mới và giới thiệu giao diện lập trình ứng dụng (application programming interfaces API) để tạo ra các ứng dụng Web phức tạp.
    • Cùng một lý do như vây, HTML5 là một ứng cử viên tiềm năng cho nền tảng ứng dụng di động. Nhiều tính năng của HTML5 được xây dựng với việc xem xét chúng có thể sử dụng được trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng hay không. Trong tháng 12 năm 2011, công ty nghiên cứu Strategy Analytics dự báo doanh số bán hàng của điện thoại tương thích HTML5 sẽ đứng đầu 1 tỷ vào năm 2013.
    • Đặc biệt, HTML5 có thêm nhiều tính năng cú pháp mới. Chúng bao gồm các thẻ mới như <video>, <audio> và các thành phần <canvas>, cũng như sự tích hợp của đồ họa vector có khả năng mở rộng (Scalable Vector Graphics) nội dung (thay thế việc sử dụng thẻ chung <object>) và MathML cho các công thức toán học. Những tính năng này được thiết kế để làm cho nó dễ dàng bao quát, xử lý đa phương tiện và nội dung đồ họa trên web mà không cần phải dùng đến quyền sở hữu bổ sung và APIs.
    • Các yếu tố mới khác, chẳng hạn như <section>, <article>, <header> và <nav>, được thiết kế để làm phong phú thêm nội dung ngữ nghĩa của tài liệu. Thuộc tính mới đã được giới thiệu với mục đích tương tự, trong khi một số yếu tố và các thuộc tính đã được loại bỏ. Một số yếu tố, chẳng hạn như <a>, <cite> và <menu> đã được thay đổi, xác định lại hoặc chuẩn hóa.
    • APIs và Document Object Model (DOM) không phải suy nghĩ muộn hơn quá nhiều, nhưng là bộ phận cơ bản của đặc điểm kỹ thuật HTML5. HTML5 cũng xác định cụ thể một số các xử lý cần thiết cho các tài liệu không hợp lệ để các lỗi cú pháp sẽ được xử lý thống nhất của tất cả các trình duyệt phù hợp và các tác nhân người dùng khác.
    Đọc tiếp
  • Trong thời đại hiện nay, chúng ta thường nghe đến thuật ngữ SCORM trong quá trình thiết kế bài giảng E learning. Vậy SCORM là gì? Câu trả lời ngắn gọn nhất là SCORM là tiêu chuẩn mặc định hoặc tiêu chuẩn thực tế của một bài giảng eLearning. 1. SCORM là gì? SCORM là […]

    SCORM là gì?

    Trong thời đại hiện nay, chúng ta thường nghe đến thuật ngữ SCORM trong quá trình thiết kế bài giảng E learning. Vậy SCORM là gì? Câu trả lời ngắn gọn nhất là SCORM là tiêu chuẩn mặc định hoặc tiêu chuẩn thực tế của một bài giảng eLearning.

    1. SCORM là gì?

    • SCORM là một đặc tả kỹ thuật cho các sản phẩm phần mềm eLearning. Nó chuẩn hóa cách thức tạo các bài giảng eLearning và cách chúng được khởi chạy.
    • Từ SCORM là từ viết tắt của: Sharable Content Object Reference Model – Mô hình tham chiếu đối tượng nội dung có thể chia sẻ.

    2. Các thành phần của SCORM

    Hai thành phần chính của ‘SCORM’ là Đối tượng Nội dung Có thể Chia sẻ Mô hình Tham chiếu.

    • Đối tượng Nội dung Có thể Chia sẻ: Điều này mô tả các phần tử của gói SCORM có thể được sử dụng lại trên nhiều công cụ và nền tảng. Khi các yếu tố khác nhau của gói tuân thủ tiêu chuẩn SCORM, nội dung sẽ được sử dụng bởi tất cả các nền tảng và công cụ học tập tương thích. Chúng là ‘tài sản’ được sử dụng trong khóa học.
    • Mô hình tham chiếu: Phần này của thuật ngữ cho bạn biết rằng SCORM là một tiêu chuẩn, đặc điểm kỹ thuật có thể được hiểu và áp dụng một cách nhất quán bởi tất cả những người làm việc trong môi trường eLearning. Đây là một quy tắc mà mọi người phải tuân theo.

    3. Lịch sử hình thành và các phiên bản của SCORM

    • Do nhu cầu sử dụng hệ thống E-learning phát triển mạnh mẽ trong xã hội từ những năm 90. Lúc này tại Hoa Kỳ phát triển hàng loạt các khóa học trực tuyến.
    • Song chúng không thực sự hiệu quả bởi các bài giảng e learning không được chạy trên những nền tảng có kết nối với hệ thống LMS thích hợp.
    • Bởi vậy yêu cầu đặt ra lúc này chính là cần phải có phương án giải quyết thích hợp. Chính vì nhu cầu này, từ năm 1999, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã triển khai xây dựng hệ thống  ADL (Advanced Distributed Learning) với mục đích xây dựng ra một tiêu chuẩn cho hệ thống bài giảng E-learning. Tiêu chuẩn này được gọi là SCORM.
    • Tháng 1 năm 2000 – Phiên bản SCORM 1.0
    • Tháng 1 năm 2001 – Phiên bản SCORM 1.1
    • Tháng 10 năm 2001 – Phiên bản SCORM 1.2
    • Tháng 1 năm 2004 – SCORM 2004 (Phiên bản đầu tiên)
    • Tháng 7 năm 2004 – SCORM 2004 (Phiên bản thứ 2)
    • Tháng 10 năm 2006 – SCORM 2004 (Phiên bản thứ 3)
    • Tháng 3 năm 2009 – SCORM 2004 (Phiên bản thứ 4)

    Phiên bản SCORM 2004 hiện đang được chúng ta sử dụng trong giai đoạn hiện nay.

    4. Những ưu điểm của việc sử dụng SCORM:

    • Trải nghiệm tương tác nhiều hơn cho người học của bạn
    • Kiểm soát tốt hơn thời gian dành cho các khóa học của bạn
    • Nhiều tùy chọn hơn để kết hợp các yếu tố khóa học và đánh giá
    • Di chuyển nội dung của bạn sang một LMS mới dễ dàng hơn
    Đọc tiếp
  • Giáo án điện tử hiện nay đang là xu hướng của nhiều giáo viên trong thời kỳ công nghệ ngày càng phát triển.. Giáo án điện tử mang lại nhiều lợi ích hơn cho cả người dạy học và người học, tiếp thu được nhiều kiến thức và mở mang hiểu biết hơn. Vậy câu […]

    7 phần mềm thông dụng dùng thiết kế bài giảng điện tử

    Giáo án điện tử hiện nay đang là xu hướng của nhiều giáo viên trong thời kỳ công nghệ ngày càng phát triển.. Giáo án điện tử mang lại nhiều lợi ích hơn cho cả người dạy học và người học, tiếp thu được nhiều kiến thức và mở mang hiểu biết hơn. Vậy câu hỏi đặt ra là: Lựa chọn phần mềm nào để thiết kế bài giảng điện tử? Bài viết dưới đây xin được giới thiệu sơ lược một số phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử thông dụng hiện nay

    PowerPoint

    Đây là phầm mềm có sẵn trong bộ Office. Điều này dẫn đến các bạn rất thuận tiện trong việc sử dụng. Phần mềm này cung cấp đa dạng các công cụ: chèn hình ảnh, âm thanh, bảng biểu, biểu đồ, hiệu ứng,… Người dùng có thể thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung bài giảng điện tử và đối tượng được nghe.

    Phầm mềm thiết kế bài giảng điện tử PowerPoint
    • Adobe Presenter: Phần mềm thuộc dạng add-in cài trên PowerPoint, hỗ trợ các tính năng nâng cao để việc soạn giáo án điện tử được hiệu quả hơn. Với phần mềm này người dùng có thể định dạng các tệp đa phương tiện vào nội dung bài giảng, xuất powerpoint thành định dạng HTML5.

    Phầm mềm thiết kế bài giảng điện tử Adobe Presente
    • Articulate Studio: Hỗ trợ chuyển đổi các bài giảng đơn thuần từ Powerpoint thành các bài giảng điện tử khoa học, đúng quy chuẩn.
    • Phầm mềm ViOLET: Là phầm mềm do các tác giả Việt Nam biên soạn. Nó được Hiệp hội phần mềm Việt Nam VINASA xếp hạng “Phần mềm ưu việt 5 sao” từ năm 2007, đồng thời cũng là phần mềm Việt Nam duy nhất được tổ chức quốc tế ADL chứng nhận đạt chuẩn SCORM – tiêu chuẩn bắt buộc cho các phần mềm soạn bài giảng được Bộ GD&ĐT quy định từ năm 2008.
    Violet
    • Phần mềm LectureMAKER: là phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử đa phương tiện, sản phẩm của công ty Daulsoft Hàn Quốc (www.daulsoft.com). Với LectureMAKER, bất kỳ ai cũng có thể tạo được bài giảng đa phương tiện nhanh chóng và dễ dàng. Không chỉ có vậy, bạn còn có thể tận dụng lại các bài giảng đã từng làm trên những định dạng khác như PowerPoint, PDF, Flash, HTML, Audio, Video… để đưa vào làm nội dung bài giảng mới của mình.
    Phần mềm LectureMAKE
    • Phần mềm iSpring Suite: là bộ công cụ tác giả dựa trên nền tàng PowerPoint được sản xuất bởi iSpring Solutions. Phần mềm này cho phép người dùng thiết kế bài giảng điện tử dựa trên slide, câu đố, mô phỏng hộp thoại, screencasts, bài giảng video và các tài liệu học tập tương tác khác. Bài giảng được trích xuất ra theo định dạng HTML5.
    • Phần mềm Novoasoft Science Word: là một tiện ích nhỏ gọn hỗ trợ các giáo viên, giảng viên công nghệ hóa công việc soạn bài giảng hằng ngày. Phần mềm có thể hỗ trợ người dùng hầu hết các môn học hiện nay như: toán, lý, hóa, sinh,…Điều mà không phải phần mềm nào cũng làm được
    Novoasoft Science Word
    Đọc tiếp
  • Để thiết kế một bài giảng điện tử ấn tượng bằng PowerPoint có khó không? Hoàn toàn không! PowerPoint cung cấp cho bạn một khả năng sáng tạo, một phương tiện trợ giúp trực quan mạnh mẽ giúp bài thuyết trình thêm ấn tượng. Để sử dụng thành thạo PowerPoint mất khá nhiều thời gian. […]

    Bài giảng điện tử bằng PowerPoint ấn tượng chỉ với 3 bước

    Để thiết kế một bài giảng điện tử ấn tượng bằng PowerPoint có khó không? Hoàn toàn không! PowerPoint cung cấp cho bạn một khả năng sáng tạo, một phương tiện trợ giúp trực quan mạnh mẽ giúp bài thuyết trình thêm ấn tượng. Để sử dụng thành thạo PowerPoint mất khá nhiều thời gian. Nhưng chỉ cần tuân thủ 3 bước sau đây là bạn đã có được một bài thuyết trình độc đáo và hiệu quả.

    Bước 1: Tạo một giáo án điện tử mới bằng PowerPoint

    Chọn bản trình chiếu trống hoặc theo mẫu

    Đặt tiêu đề cho bản trình chiếu giáo án điện tử của bạn

    Thêm Slide mới cho bài giảng

    Điều hướng bản trình chiếu

    Xem lại bản trình chiếu

    Bước 2: Tùy chỉnh bản trình chiếu

    Thêm hiệu ứng chuyển tiếp giữa các slide

    Thêm hình nền

    Thêm ảnh cho bài giảng điệntử của bạn

    Thêm liên kết

    Nhúng video

    Bước 3:  Làm cho bài giảng điện tử trở nên đáng nhớ và ấn tượng

    Hạn chế số lượng slide

    Chọn phông chữ thích hợp

    Áp dụng phong cách nhất quán, tinh tế

    Kiểm tra lại lỗi chính tả và ngữ pháp

    Luyện tập!

    Bước 1: Tạo một giáo án điện tử mới bằng PowerPoint

    Chọn bản trình chiếu trống hoặc theo mẫu.

    • Khi bắt đầu tập tin PowerPoint mới để làm bài giảng điện tử, bạn có thể tạo bản trình chiếu trống (Blank) hoặc theo mẫu có sẵn. Bản trống cho phép bạn tự do sáng tạo nhưng sẽ mất khá nhiều thời gian. Còn bản mẫu đã được thiết kế sẵn, tuy nhiên chưa chắc đã đáp ứng được nhu cầu của bạn.
    • Nếu bạn chọn mẫu có sẵn, hãy yên tâm là bạn có thể chỉnh sửa bất kỳ khía cạnh nào của bản mẫu.  Cho nên hãy thoải mái chọn bản nào thích hợp nhất rồi điều chỉnh tới khi ưng ý.
    • Bạn có thể áp dụng chủ đề của dự án sau khi thêm nội dung. Nhấp chuột vào thẻ Design (thiết kế) và chọn chủ đề. Chủ đề lập tức được áp dụng vào dự án. Bạn có thể hoàn tác (Ctrl + Z) hoặc trở lại chủ đề trống nếu không hài lòng.
    • Bạn có thể sử dụng bản mẫu từ thẻ File (Tập tin). Nhấp chuột vào New (Mới) và truy cập vào các bản mẫu khả dụng (tranh ảnh, Video). Bạn có thể tải thêm bản mẫu từ các nguồn trực tuyến.

    Đặt tiêu đề cho bản trình chiếu giáo án điện tử của bạn.

    Tiêu đề là điều đầu tiên đập vào mắt học sinh. Bạn nên đặt tiêu đề dễ đọc và khái quát được chủ đề của bài. Đa số người thuyết trình sẽ thêm tên họ hoặc tên nhóm vào phần tiêu đề.

    • Các bạn lưu ý: Slide đầu tiên của bài thuyết trình rất quan trọng. Nó tạo ấn tượng ban đầu cho người xem và thường sẽ quyết định sự cuốn hút và điểm số của bài giảng điện tử của bạn.

    Thêm Slide mới cho bài giảng điện tử

    • Thêm slide mới để chèn nội dung. Nhấn Ctrl + M để tạo slide mới. Slide trống sẽ được thêm vào sau slide hiện tại. Slide bao gồm hộp thoại tiêu đề và hộp thoại văn bản. Bạn có thể chọn sử dụng chúng hoặc chèn vật thể qua thẻ Insert (Chèn).
    • Khi thêm hộp thoại văn bản, bạn có thể nhấp chuột và kéo để thay đổi kích thước. Hoặc điều chỉnh bằng cách nhấp và kéo ở góc hộp thoại.
    • Bạn có thể nhấp chuột vào bất kỳ hộp thoại nào và bắt đầu gõ để chèn nội dung vào bản trình chiếu. Bạn có thể định dạng chữ giống như vẫn làm trong Word, tùy chọn định dạng có sẵn trong thẻ Home.

    Điều hướng bản trình chiếu bài giảng điện tử của bạn.

    Bạn có thể dùng khung bên trái cửa sổ để kéo nhanh slide. Nhấp chuột vào đó để mở slide và chỉnh sửa. Bạn có thể nhấp chuột vào thẻ Outline (Dàn bài) để xem dàn bài của bản trình chiếu. Mỗi slide sẽ được dán nhãn bởi tiêu đề của slide đó.

    Xem lại bản trình chiếu.

    Bạn có thể chạy thử bản trình chiếu bằng cách nhấn F5. Nhấp chuột để đổi slide. Xem lại bản trình chiếu để kiểm tra độ dài và mạch thông tin của từng slide có hợp lý không.

    • Đến đây, bước 1 đã hoàn tất. Bạn hãy để ý nhé. Bước 1 ta chỉ tạo khung bài và nội dung tĩnh cho giáo án điện tử. Còn hiệu ứng chuyển động của chúng đâu? Ta hãy tiếp tục bước 2.

    Bước 2: Tùy chỉnh bản trình chiếu

    Thêm hiệu ứng chuyển tiếp giữa các slide.

    • Sau khi chèn nội dung vào slide, bạn có thể thêm hiệu ứng để làm học sinh hứng thú. Chọn slide và nhấp chuột vào thẻ Transitions (Chuyển tiếp). Bạn sẽ thấy danh sách những hiệu ứng thông dụng. Bạn có thể nhấp chuột vào mũi tên ở phía cuối để xem danh sách đầy đủ.
    • Khi chọn hiệu ứng, nó sẽ tác động đến cách xuất hiện của slide. Ví dụ, bạn thêm hiệu ứng vào Slide 2 thì hiệu ứng sẽ được áp dụng khi chuyển từ Slide 1 sang Slide 2. Bạn có thể xem trước hiệu ứng ở cửa sổ chỉnh sửa.

    Lưu ý: Không nên thêm quá nhiều hiệu ứng. Điều này có thể làm học sinh xao nhãng khỏi điều quan trọng nhất chính là nội dung bài giảng điện tử của bạn.

    Thêm hình nền cho bài giảng điện tử.

    Nền trắng khá là nhàm chán. Nếu bản trình chiếu của bạn là phông chữ tiêu chuẩn trên nền trắng thì phân nửa học sinh sẽ ngủ gật trước khi chuyển sang slide thứ 3. Hãy dùng hình nền tinh tế để gây ấn tượng với học sinh.

    • Nhấp chuột phải vào khu vực trống trên slide và chọn “Format Background” (Định dạng hình nền) hoặc nhấp chuột vào thẻ Design và chọn biểu tượng mũi tên bên cạnh “Background” (Hình nền) ở phía ngoài cùng bên phải.
    • Chọn kiểu lấp đầy(Full). Bạn có thể chọn nền màu, nền đậm nhạt hoặc nền họa tiết hoặc ảnh nền. Hãy trải nghiệm cho tới khi tìm được hình nền phù hợp với bài thuyết trình.
    • Theo mặc định, hình nền chỉ được áp dụng với slide hoạt động. Nhấp chuột vào “Apply to All” (Áp dụng cho tất cả) để thêm hình nền vào toàn bộ slide.

    Và một điều quan trọng khi chọn hình nề: Nhớ chọn nền sao cho dễ đọc chữ.

    Thêm ảnh cho bài giảng điện tử của bạn

    Thêm ảnh, biểu đồ và các phương tiện hỗ trợ trực quan giúp học sinh nắm bắt ý tưởng của bài thuyết trình và ghi nhớ chúng. Hình ảnh giúp phần văn bản bớt nhàm chán và học sinh dễ dàng tiếp thu.

    • Nhấp chuột vào thẻ Insert. Có rất nhiều tùy chọn chèn vật thể. Nhấp chuột vào nút Picture (Ảnh) để chèn ảnh từ một tập tin trên máy tính. Bạn có thể nhấp chuột vào nút Photo Album (Album ảnh) để chèn cả album vào slide.
    • Sử dụng nút Charts (Biểu đồ) để chèn biểu đồ giúp học sinh dễ dàng năm được dữ liệu. Sau khi chọn kiểu Chart, chương trình Excel sẽ được mở, cho phép bạn nhập dữ liệu sao sao chép từ bảng tính có sẵn.
    • Sử dụng nút Shapes (Hình khối) để chèn hình khối được tạo sẵn hoặc tự vẽ hình. Bạn có thể dùng Shapes để phác thảo những văn bản quan trọng hoặc tạo mũi tên và các chỉ thị trực quan khác.

    Lưu ý: Tránh sử dụng quá nhiều hình minh họa. Nếu bản trình chiếu có nhiều ảnh thì học sinh khó có thể thu thập thông tin viết bằng chữ.

    Thêm liên kết.

    Bạn có thể thêm liên kết vào slide để truy cập nhanh website hoặc địa chỉ email. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn muốn bài thuyết trình được nhiều người biết đến và mọi người có thể dễ dàng truy cập trang web có liên quan hoặc gửi email cho bạn

    • Để thêm đường dẫn, đặt trỏ chuột vào hộp thoại văn bản và nhấp chuột vào nút Hyperlink trong thẻ Insert. Bạn có thể chọn đường dẫn tới tập tin trên máy tính, địa chỉ email, trang web hoặc thậm chí là một slide khác trong bản trình chiếu.

    Nhúng video.

    Bạn có thể thêm tập tin video vào slide. Cách làm này rất hiệu quả tạo hứng thú cho học sinh và người xem. Hoặc bạn có thể chèn bất kỳ tập tin video nào liên quan tới bài thuyết trình. Video sẽ được phát khi slide xuất hiện (bạn có thể chọn tự động phát hoặc phát khi click chuột)

    • Nhấp chuột vào nút Video trong thẻ Insert. Bạn có thể truy cập máy tính để tìm tập tin video.
    • Bạn có thể nhúng YouTube video mặc dù đây không phải là cách trực tiếp.

    Bước 3:  Làm cho bài giảng điện tử trở nên đáng nhớ và ấn tượng

    Hạn chế số lượng slide.

    Một bản trình chiếu dài dòng sẽ làm học sinh thấy nhàm chán, cho dù học sinh thích thú với chủ đề của bạn tới đâu. Những slide không liên quan hoặc chứa ít nội dung cũng làm giảm sự hứng thú của học sinh. Hãy cố gắng làm bản trình chiếu ngắn gọn súc tích, nhớ sử dụng khoảng cách giữa mỗi slide để tối đa tiềm năng.

    Chọn phông chữ thích hợp cho bài giảng điện tử.

    • Bản trình chiếu sinh ra là để đọc, nếu không thì chẳng khác gì bài diễn thuyết. Đảm bảo rằng học sinh có thể dễ dàng đọc được nội dung trên slide. Cỡ chữ 10 có thể phù hợp khi bạn ngồi trước máy tính, nhưng khi được trình chiếu thì học sinh khó có thể đọc được.
    • Ở phần ghi chú, nhớ chọn phông chữ dễ đọc. Các phông chữ cách điệu trông đẹp nhưng học sinh chẳng quan tâm nó trông như thế nào nếu họ không đọc được.

    Áp dụng phong cách nhất quán, tinh tế.

    Bản trình chiếu hoàn thiện nhất phải có một phong cách nhất quán, cẩn thận. Hạn chế sử dụng màu sắc và phong cách biểu tượng để làm nổi bật bản trình chiếu. Nếu không biết thiết kế, bạn có thể tham khảo bản mẫu.

    Kiểm tra lại lỗi chính tả và ngữ pháp.

    • Nếu sai chính tả một từ, bạn có thể không chú ý nhưng ai đó phía dưới sẽ phát hiện ra. Lỗi chính tả và ngữ pháp sẽ làm giảm độ tin cậy của bạn, nên hãy kiểm tra cẩn thận xem nội dung đã được trình bày sạch đẹp và chính xác hay chưa.
    • Nhờ ai đó soát lỗi giúp bạn. Người ngoài sẽ dễ dàng phát hiện lỗi hơn.

    Luyện tập!

    PowerPoint chỉ là một phần của bài giảng điện tử. Phần khác chính là bản thân bạn! Dành thời gian luyện tập thuyết trình theo slide. Căn giờ và đảm bảo rằng mỗi slide tổng hợp chính xác những luận điểm bạn định nói. Ghi chú hoặc học thuộc bài diễn thuyết, không nên đọc slide khi thuyết trình.

    Trên đây là 3 bước để bạn có thể tạo ra một bài giảng điện tử ấn tượng. Hãy lưu ý rằng: tất cả chỉ là tương đối bạn nhé

    Nguồn: https://www.wikihow.vn/

    Đọc tiếp
  • Bộ hồ sơ viên chức theo Thông tư số 07/2019/TT-BNV ngày 01/6/2019 của Bộ Nội Vụ. GỒM CÓ 1. Sơ yếu lý lịch – Quyển lý lịch viên chức, ký hiệu: Mẫu HS01-VC/BNV ( Bìa xanh) – Sơ yếu lý lịch viên chức, ký hiệu: Mẫu HS02-VC/BNV. 2. Phiếu – Phiếu bổ sung lý lịch […]

    Bộ hồ sơ viên chức theo Thông tư số 07/2019/TT-BNV

    Bộ hồ sơ viên chức theo Thông tư số 07/2019/TT-BNV ngày 01/6/2019 của Bộ Nội Vụ.

    GỒM CÓ

    1. Sơ yếu lý lịch

    – Quyển lý lịch viên chức, ký hiệu: Mẫu HS01-VC/BNV ( Bìa xanh)

    – Sơ yếu lý lịch viên chức, ký hiệu: Mẫu HS02-VC/BNV.

    2. Phiếu

    – Phiếu bổ sung lý lịch viên chức, ký hiệu: Mẫu HS03-VC/BNV.

    – Phiếu giao nhận hồ sơ viên chức, ký hiệu: Mẫu HS04-VC/BNV.

    – Phiếu chuyển hồ sơ viên chức, ký hiệu: Mẫu HS05-VC/BNV.

    – Phiếu nghiên cứu hồ sơ viên chức : Mẫu HS06-VC/BNV.

    – Phiếu theo dõi sử dụng, khai thác hồ sơ viên chức, ký hiệu: Mẫu HS07-VC/BNV.

    3. Bìa kẹp

    – Bìa kẹp: Nhận xét, đánh giá đơn thư được làm bằng chất liệu giấy duplex trắng khổ A3 (297 x 420 mm) để gập đôi

    – Bìa kẹp: Bảng kê thành phần tài liệu trong Hồ sơ được làm bằng chất liệu giấy duplex trắng khổ A3 (297 x 420 mm) để gập đôi

    – Bìa kẹp: Nghị quyết, quyết định về nhân sự được làm bằng chất liệu giấy duplex trắng khổ A3 (297 x 420 mm) để gập đôi

    4. Túi đựng hồ sơ

    Túi bộ hồ sơ viên chức được làm bằng chất liệu giấy không hút ẩm, có độ bền cao, Ký hiệu: Mẫu HS09a-VC/BNV.

    Shop nhận in Hồ sơ theo yêu cầu, giá hợp lý. 1 bộ cũng in. Bạn có nhu cầu PM shop nhé hoặc PM Zalo: 0846015618

    Hoặc bạn có thể mua tại Shopee , Sendo, Lazada hoặc Download tại đây

    Đọc tiếp
  • Nói đến giấy kích thước A4 chúng ta nghĩ ngay đến những tập giấy in, những quyển vở khổ A4. Những cái đó quá quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng có bao giờ bạn thử đi sâu vào tìm hiểu xem tại sao nó lại được gọi là giấy A4. […]

    Kích thước A4 – Những điều thú vị có thể bạn muốn biết

    Nói đến giấy kích thước A4 chúng ta nghĩ ngay đến những tập giấy in, những quyển vở khổ A4. Những cái đó quá quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng có bao giờ bạn thử đi sâu vào tìm hiểu xem tại sao nó lại được gọi là giấy A4. Kích thước của nó là bao nhiêu? Tên gọi được được ra đời như thế nào? Nó có gì đặc biệt? Tất cả sẽ được khám phá trong bài viết này bạn nhé.

    Kích thước A4 là 21 cm x 29,7 cm

    Khổ giấy kích thước A4

    Trước tiên ta hãy nói về kích thước A4: Nó có chiều rộng 21 cm và chiều dài 29,7 cm.. Nó nằm trong các khổ giấy dòng A được quy định theo tiêu chuẩn ISO 216. Nói là khổ giấy dòng A bởi vì ngoài kích thước A4 còn có các kích thước khác như: A0, A1, A2, A3…..A10. Các bạn có thể tham khảo các kích thước khác tại đây

    Vậy kích thước A4 có gì đặc biệt?

    Tất cả khổ giấy dòng A đều giống nhau một điểm là chiều dài chia cho chiều rộng sẽ bằng 1,4142.

    Kích thước A4 và A5

    Ưu điểm chính của hệ thống này là khả năng mở rộng. Giấy hình chữ nhật có tỷ lệ khung hình √ 2 có đặc tính duy nhất là khi cắt hoặc gấp một nửa ở giữa các cạnh dài hơn, mỗi nửa có cùng tỷ lệ khung hình √ 2 như toàn bộ tờ giấy trước khi được chia. Tương tự, nếu một người đặt hai tờ giấy có cùng kích thước với tỷ lệ khung hình là √ 2 cạnh nhau dọc theo cạnh dài hơn của chúng, chúng tạo thành một hình chữ nhật lớn hơn với tỷ lệ khung hình là √ 2 và nhân đôi diện tích của mỗi tờ giấy riêng lẻ.

    Ta có thể hiểu là như thế này:

    • 2 tờ A10 ghép với nhau bằng cạnh dài sẽ bằng 1 tờ A9 có cạnh dài bằng 2 cạnh rộng của tờ A10.
    • Hoặc 2 tờ A5 ghép với nhau bằng cạnh dài ta sẽ được một tờ A4….

    Bạn hãy lưu ý một điều số của kích thước A càng to thì khổ giấy càng nhỏ. Cứ 2 tờ khổ giấy nhỏ ghép cạnh dài với nhau sẽ bằng 1 khổ giấy to hơn:

    Ví dụ:

    • 2 tờ giấy kích thước A5 ghép vào sẽ bằng 1 tờ giấy kích thước A4.
    • 2 tờ giấy kích thước A4 ghép với nhau sẽ được 1 tờ giấy A3….
    • Kích thước lớn nhất của dòng A là khổ giấy A0. Diện tích A0 đúng bằng 1m vuông.

    Các khổ giấy kích thước lớn hơn A0 (B0, C0) không được quy định trong tiêu chuẩn ISO 216, ISO 217. Nó được gọi chung là khổ ngoại cỡ.

    Nguồn gốc ra đời của dòng kích thước A nói chung và kích thước A4 nói riêng

    • Các loại khổ giấy

      Các loại khổ giấy

     

    Nguồn gốc

    • Kích thước A4 được sử dụng sớm nhất là được dùng để viết một bức thư của nhà khoa học người Đức Georg Christoph Lichtenberg gửi Johann Beckmann vào ngày 25 tháng 10 năm 1786.
    • Năm 1798 các kích thước A2, A3, B3, B4 và B5 đã được quy định ở Pháp với mục đích chính để đánh thuế xuất bản phẩm dựa vào kích thước trang.
    • Hơn 100 năm sau, vào năm 1911, dòng khổ giấy A đã Wilhelm Ostwald đề xuất nhằm giúp cho việc lưu trữ và tái tạo tài liệu rẻ và hiệu quả hơn.
    • Năm 1918 Porstmann đã cho rằng một khổ giấy phải được tính theo diện tích chứ không phải các cạnh (bây giờ được gọi là khổ A với kích thước A0 = 1 mét vuông). Các khổ giấy còn lại được tính theo hai công thức x / y = 1: √ 2 và x × y = 1. Ngoài ra, ông cũng cho rằng, khổ giấy phong bì phải to hơn 10% so giấy khổ giấy bình thường (bây giờ được gọi là khổ giấy C)

    Chuần DIN

    • Năm 1921, NADI, “Ủy ban tiêu chuẩn hóa của ngành công nghiệp Đức”, ngày nay là Deutsches Institut für Normung hay viết tắt là DIN) đã xuất bản tiêu chuẩn Đức DI Norm 476 vơi đặc điểm kỹ thuật của 4 loạt định dạng giấy với tỷ lệ 1: √ 2. Loạt A là định dạng luôn được ưu tiên và là cơ sở cho các loạt khác. Tất cả các thước đo đều được làm tròn chính xác đến từng milimet. A0 có diện tích bề mặt là 1 mét vuông tính đến sai số làm tròn. Chiều rộng A0 là 841 mm và chiều cao là 1189 mm. Diện tích thực tế là 0,999949 m 2. Kích thước A4 được khuyến nghị làm khổ giấy tiêu chuẩn cho thư từ kinh doanh, hành chính và chính phủ và A6 cho bưu thiếp. Dòng B dựa trên B0 với chiều rộng 1 mét. Dòng với C0 là 917 mm × 1297 mm. Dòng D với D0 771 mm × 1090 mm. Dòng C là cơ sở cho các định dạng phong bì.

    Phổ biến

    • Công việc tiêu chuẩn hóa này của Đức được đồng hành bởi sự đóng góp của các quốc gia khác. Khái niệm định dạng giấy DIN được coi như một tiêu chuẩn ở nhiều quốc gia như Bỉ (1924), Hà Lan (1925), Na Uy (1926), Thụy Sĩ (1929), Thụy Điển (1930), Liên Xô (1934), Hungary (1938), Ý (1939), Phần Lan (1942), Uruguay (1942), Argentina (1943), Brazil (1943), Tây Ban Nha (1947) , Áo (1948), Romania (1949), Nhật Bản (1951), Đan Mạch (1953), Tiệp Khắc (1953), Israel (1954), Bồ Đào Nha (1954), Nam Tư (1956), Ấn Độ (1957), Ba Lan (1957) , Vương quốc Anh (1959), Venezuela (1962), New Zealand (1963), Iceland (1964), Mexico (1965)….

    Tiêu chuần ISO 216

    • Năm 1975 nó đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế (ISO 216) cũng như định dạng tài liệu chính thức của Liên hợp quốc. Ngày nay nó được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên hành tinh này (bao gồm cả Việt Nam). Ngoại trừ Bắc Mỹ, Peru, Colombia và Cộng hòa Dominica. .
    • Năm 1977, một nhà sản xuất ô tô lớn của Đức đã thực hiện một nghiên cứu về các định dạng giấy được tìm thấy trong thư đến của họ. Kết luận rằng trong số 148 quốc gia được kiểm tra, 88 quốc gia đã sử dụng các định dạng dòng A.

    Kết luận

    Hiện nay, Ở Việt nam hầu hết sử dụng kích thước A4 cho các loại văn bản, tài liệu. Tuy nhiên, các phần mềm soạn thảo như Microsoft Word… và Driver máy in lại hầu hết đặt mặc định là khổ Letter cho nên chúng ta muốn có một bản in đẹp và cân đối trên giấy kích thước A4 thì đều phải thay đổi trong thiết lập mặc định. Các bạn hãy chú ý nhé.

    Trên đây là sơ lược một số điều về khổ giấy kích thước A4. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu thêm về loại giấy chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày này.

    Dịch từ wiki

    Đọc tiếp

Showing 1–10 of 23 results