Author Archive for: thaiphong

thaiphong

About thaiphong

  • Nhiều lúc chúng ta cần chuyển file word sang PDF để tận dụng ưu thế của file PDF. Định dạng file PDF có tính bảo mật cao và đặc biệt nó hầu như không thay đổi khi chúng ta xem trên những thiết bị khác nhau. Điều này cực tốt khi bạn cần in ấn […]

    Chuyển file word sang PDF bằng phần mềm Microsoft Word

    Nhiều lúc chúng ta cần chuyển file word sang PDF để tận dụng ưu thế của file PDF. Định dạng file PDF có tính bảo mật cao và đặc biệt nó hầu như không thay đổi khi chúng ta xem trên những thiết bị khác nhau. Điều này cực tốt khi bạn cần in ấn ở những thiết bị khác nhau. Bạn sẽ không lo bị lỗi font chữ hay thay đổi định dạng file của bạn.

    Cách chuyển file word sang PDF bằng phần mềm Microsoft Word

    Có nhiều cách để bạn chuyển từ word sang PDF nhưng trong bài này, tôi chỉ hướng dẫn các bạn cách đơn giản nhất. Đó là sử dụng tính năng “Save as” trong phần mềm Microsoft Word.

    Bước 1: Bạn mở file word cần chuyển bằng phần mềm Microsoft Word.

    Bước 1

    Bước 2: Vào Bầm vào Tab File phía trên cùng bên trái của phần mềm, tại menu xổ xuống bạn chọn Save as

    Chuyển file word sang pdf bước 2

    Bước 2

    Bước 3: Ở mục Save as type bạn bấm vào mũi tên xổ xuống ở bên phải của ô và chọn PDF(*.pdf).

    Chuyển file word sang PDF bước 3

    Bước 3

    Bước 4: Bấm vào nút Save.

    Chuyển file word sang PDF bước 4

    Bước 4

    Thế là xong. Bây giờ bạn có thể gửi file PDF để in hoặc xem trên các thiết bị khác mà hoàn toàn không lo bị lỗi font chữ, lỗi hình ảnh hoặc định dạng trang của bạn.

    Ngoài ra, bạn còn có thể tăng cường bảo mật cho file PDF bằng cách đặt mật khẩu. Chỉ cho phép đọc mà không cho phép sửa (một số phần mềm vẫn có khả năng sửa file PDF được chuyển đổi từ word sang).

    Nếu bạn muốn biết thêm về file PDF bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi. Chúc các bạn vui vẻ và có một tuần làm việc hiệu quả.

    Đọc tiếp
  • File PDF là gì?

    File PDF là gì?

    File PDF (viết tắt của từ tiếng Anh: Portable Document Format, Định dạng Tài liệu Di động) là một định dạng tập tin văn bản khá phổ biển được phát triển bởi Adobe Systems. Tương tự như định dạng Word (.doc), File PDF hỗ trợ văn bản thô (text) cùng với phông chữ, hình ảnh đồ họa, âm thanh và nhiều phương tiện tập tin đi kèm khác.

    File PDF là gì

    File PDF là gì

    Đặc biệt, việc hiển thị văn bản PDF không phụ thuộc vào môi trường làm việc của người sử dụng (cấu hình máy, phần mềm và hệ điều hành). Không như văn bản Word, một văn bản PDF, trong hầu hết các trường hợp, sẽ được hiển thị giống nhau trên những môi trường làm việc khác nhau. Chính vì ưu điểm này, định dạng PDF đã trở nên phổ biển cho việc phát hành sách, báo hay các tài liệu khác qua mạng Internet.

    Cách đọc file PDF

    Để đọc được tập tin PDF trên máy vi tính, bạn phải có một phần mềm hỗ trợ định dạng này. Phần mềm phổ biến hiện nay là Adobe Reader hay Foxit Reader.

    Một số phần mềm đọc file PDF thông dụng hiện nay

    1. Phần mềm Foxit Reader
    2. Phần mềm Adobe Reader
    3. Công cụ Nitro Reader
    4. Phần mềm Cool PDF Reader
    5. Công cụ PDF-XChange Viewer
    6. Đọc file PDF bằng trình duyệt web

    Các phiên bản của file PDF

    Logo Adobe PDF

    Việc phổ biến định dạng PDF trong thời gian đầu tương đối chậm . Những phiên bản đầu tiên của PDF không hỗ trợ siêu liên kết bên ngoài, làm giảm tính hữu dụng của nó trên web. Kích thước tập tin tăng lên so với văn bản thuần cũng có nghĩa là thời gian để tải xuống một tài liệu PDF sẽ lâu hơn, đây cũng là một vấn đề với những thiết bị kết nối vốn đã chậm thời đó.

    Adobe sớm cung cấp miễn phí chương trình Acrobat Reader (bây giờ là Adobe Reader) và tiếp tục hỗ trợ định dạng PDF nguyên mẫu. Cuối cùng PDF trở thành định dạng chuẩn cho những tài liệu in được trên web.

    Định dạng PDF được thay đổi nhiều lần khác nhau và hiện tại vẫn tiếp tục được phát triển. Dưới đây là 9 phiên bản ứng với các phiên bản của Acrobat.

    1. PDF 1.0 / Acrobat 1.0
    2. PDF 1.1 / Acrobat 2.0
    3. PDF 1.2 / Acrobat 3.0
    4. PDF 1.3 / Acrobat 4.0
    5. PDF 1.4 / Acrobat 5.0
    6. PDF 1.5 / Acrobat 6.0
    7. PDF 1.6 / Acrobat 7.0
    8. PDF 1.7 / Acrobat 8.0
    9. PDF 1.7, Adobe Extension Level 3 / Acrobat 9.0
    Đọc tiếp
  • Bộ Y tế chỉ cách lựa chọn, sử dụng khẩu trang phòng dịch COVID-19 Các chuyên gia y tế cho rằng, con đường lây truyền từ người sang người của COVID -19 là thông qua các giọt bắn hô hấp tiếp xúc gần. Bất kỳ ai tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với người […]

    Bộ Y tế chỉ cách lựa chọn, sử dụng khẩu trang phòng dịch COVID-19

    Bộ Y tế chỉ cách lựa chọn, sử dụng khẩu trang phòng dịch COVID-19

    Các chuyên gia y tế cho rằng, con đường lây truyền từ người sang người của COVID -19 là thông qua các giọt bắn hô hấp tiếp xúc gần. Bất kỳ ai tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với người có triệu chứng hô hấp đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Đeo khẩu trang chỉ là một trong những biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của một số bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả COVID -19.

    Đối với việc xuất khẩu khẩu trang, Bộ Y tế đã có công văn số 2004/BYT-KHTC ngày 10/4/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu khẩu trang y tế và khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19, trong đó báo cáo về năng lực sản xuất các loại khẩu trang, đề xuất Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu khẩu trang trên cơ sở đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước để phòng chống dịch.

    Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1444/QĐ-BYT ngày 29/3/2020 về việc hướng dẫn tạm thời về lựa chọn và sử dụng khẩu trang trong phòng chống dịch COVID-19. Hướng dẫn này dành cho các chuyên gia y tế công cộng, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, nhà quản lý, nhân viên y tế và cộng đồng. Hướng dẫn sẽ được sửa đổi khi có thêm dữ liệu.

    Với thông tin hiện có, các chuyên gia y tế cho rằng con đường lây truyền từ người sang người của COVID -19 là thông qua các giọt bắn hô hấp tiếp xúc gần. Bất kỳ ai tiếp xúc gần (trong vòng 1 mét) với người có triệu chứng hô hấp (ví dụ: hắt hơi, ho…) đều có nguy cơ nhiễm bệnh.

     

     

    Đeo khẩu trang chỉ là một trong những biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của một số bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả COVID -19.

    Đeo khẩu trang y tế không đúng chỉ định có thể gây lãng phí không cần thiết, khan hiếm cho cơ sở y tế và tạo ra tâm lý sai lầm về sự an toàn và có thể dẫn đến bỏ qua các biện pháp thiết yếu khác như rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay 60% độ cồn. Hơn nữa, sử dụng khẩu trang không đúng cách có thể ảnh hưởng đến hiệu quả trong dự phòng nguy cơ lây truyền.

    Cách đeo khẩu trang:
    – Bước 1: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang.
    – Bước 2: Xác định phần trên, dưới của khẩu trang.
    – Bước 3: Xác định mặt trong, ngoài theo đường may hoặc mặt đậm hơn ở bên ngoài.
    – Bước 4: Đeo và điều chỉnh để khẩu trang che kín mũi, miệng đảm bảo không có khe hở giữa mặt và khẩu trang.
    Lưu ý: Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

    Thải bỏ khẩu trang:
    – Bước 1: Khi tháo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang).
    – Bước 2: Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) và/hoặc bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần.
    – Bước 3: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
    Lưu ý: Thay hoặc thải bỏ khẩu trang sau: mỗi lần sử dụng hoặc khi bị bẩn. Tuyệt đối không dùng lại đối với khẩu trang dùng 1 lần.
    Lê Nguyên

    Nguồn: Báo Sức khỏe&Đời sống

    Đọc tiếp
  • Làm mũ chống giọt bắn đơn giản tại nhà bằng những vật liệu dễ kiếm hoặc các bạn dê dàng mua được tại các cửa hàng văn phòng phẩm , tạp hóa gần nhà. Trước tình hình đại dịch COVID 19 diễn biến phức tạp, đồ phòng hộ không đủ để sử dụng, các bạn […]

    Làm mũ chống giọt bắn đơn giản từ A-Z

    Làm mũ chống giọt bắn đơn giản tại nhà bằng những vật liệu dễ kiếm hoặc các bạn dê dàng mua được tại các cửa hàng văn phòng phẩm , tạp hóa gần nhà.

    Trước tình hình đại dịch COVID 19 diễn biến phức tạp, đồ phòng hộ không đủ để sử dụng, các bạn có thể tự chế tạo cho mình một chiếc mũ chống giọt bắn đơn giản bằng những vật liệu sẵn có. Các bạn có thể tự làm mũ chống giọt bắn để sử dụng, hoặc tặng cho bạn bè, người thân và ủng hộ các chiến sĩ , bác sĩ nơi tuyến đầu chống giặc COVID.

    Hưởng ứng phong trào làm mũ chống giọt bắn ủng hộ tiền phương. Nhà sách Thái Phong sẽ hướng dẫn các bạn một cách làm mũ rất đơn giản nhưng vẫn đẹp và hiệu quả.

    Để bắt đầu, các bạn cần chuẩn bị những vật liệu và dụng cụ sau:

    1. 1 Tấm mút để làm vòng đai
    2. 1 Cuộn băng dính 2 mặt
    3. Dập ghim (loại các bạn vẫn dùng để ghim giấy)
    4. Kéo
    5. Một đoạn dây chun
    6. 1 tờ A4 decan để in khẩu hiệu trên mũ, nếu không có thì bạn dùng loại băng dính dán gáy đóng sổ cũng được. Mà nếu không có nữa thì bạn bỏ qua bước này cũng được.
    7. 1 tờ A4 bóng kính loại dầy (Loại dùng để đóng sổ văn phòng.

    Bắt đầu làm như sau

    Bạn kẻ chia tấm xốp thành những dải băng có chiều rộng 3cm, chiều dài hết khổ tấm mút hoặc khoảng 42 cm

    Kẻ chia tấm mút làm mũ chống giọt bắn đơn giản thành cách dải có chiều rộng 3 cm

    Kẻ chia tấm mút làm mũ chống giọt bắn đơn giản thành cách dải có chiều rộng 3 cm

    Dùng kéo cắt theo đường kẻ để được 1 dải làm đai mũ

    Dùng kéo cắt theo đường kẻ

    Dùng kéo cắt theo đường kẻ

    Cắt bo tròn góc tờ bóng kính A4 theo chiều ngang để làm mặt kính chắn

    Cắt tròn góc tờ bóng kính A4 như hình vẽ

    Cắt tròn góc tờ bóng kính A4 như hình vẽ

    Dán băng khẩu hiệu vào mép trên của tờ bóng kính (mép không cắt bo góc) ta gọi mặt dán tờ khẩu hiệu này là mặt ngoài. Nếu bạn ko có dải khẩu hiệu thì dán bằng băng dính dán gáy, loại băng dính mầu xanh í. Nếu không thì bỏ qua cũng được (bước này chỉ để trang trí thôi)

    Dán băng rôn vào mắt trước của tấm bóng kính

    Dán băng rôn vào mắt trước của tấm bóng kính

    Dán băng dính 2 mặt vào mép trên tờ bóng kính mặt sau – Mặt trước là mặt dán băng rôn hoặc băng dính xanh nhé (mép không cắt bo góc)

    Dán băng dính 2 mặt vào góc trên của tờ bóng kính

    Dán băng dính 2 mặt vào góc trên của tờ bóng kính

    Bóc lớp giấy bên ngoài của băng dính 2 mặt ra

    Bóc lớp giấy bên ngoài của băng dính 2 mặt ra

    Dán tấm bóng kính vào dải băng mút làm đai đeo đầu (dán mặt sau tức là mặt ta vừa bóc lớp ngoài của băng dính 2 mặt đó).

    Dán tấm bóng kính vào dải mút làm đai đeo đầu

    Dán tấm bóng kính vào dải mút làm đai đeo đầu

    Để cho chắc chắn, bạn ghim 2 cái chổ ở 2 mép tấm bóng kính sát với đai đeo đầu.

    Sau đó bạn bấm gim đoạn dây chun vào 2 đầu mép của dải mút làm đai đeo đầu, bạn chú ý độ dài của đoạn dây chun làm sao cho đo đeo vừa đầu nhé.

    Ghim đoạn dây chun vào 2 đầu của dải mút làm đai đeo đầu

    Ghim đoạn dây chun vào 2 đầu của dải mút làm đai đeo đầu

    Thế là hoàn thành một chiếc mũ rồi bạn nhé. Bạn hãy thử xem. Chúc bạn thành công!

    Làm mũ chống giọt bắn đơn giản

    Làm mũ chống giọt bắn đơn giản

    Đọc tiếp
  • Dịch bệnh COVID-19 vẫn không ngừng gia tăng trên thế giới và ở nước ta, vì vậy mỗi người cần phải bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng theo những cách khác nhau. Theo nhà khoa học Nga, TS Komarovsky những cách đơn giản sau sẽ bảo vệ chống lại nhiễm trùng COVID-19. Đó là: […]

    Chuyên gia liệt kê những cách chính để bảo vệ chống lại COVID-19

    Dịch bệnh COVID-19 vẫn không ngừng gia tăng trên thế giới và ở nước ta, vì vậy mỗi người cần phải bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng theo những cách khác nhau.

    Theo nhà khoa học Nga, TS Komarovsky những cách đơn giản sau sẽ bảo vệ chống lại nhiễm trùng COVID-19. Đó là: Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng, kéo dài ít nhất 20 giây. Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, sau đó lau khô hoặc rửa tay với nước rửa tay khô chứa cồn trong trường hợp không có xà phòng và nước; che miệng khi hắt hơi hoặc ho bằng khuỷu tay (không phải bằng lòng bàn tay); duy trì khoảng cách ít nhất 2 mét và và từ bỏ thói quen chạm tay vào mặt, đặc biệt quan trọng là không chạm vào miệng, mũi, mắt.

    Vệ sinh các bề mặt trong nhà.

    Vệ sinh các bề mặt trong nhà

    Vệ sinh các bề mặt trong nhà

    Coronavirus có thể tồn tại đến ba ngày trên một số bề mặt. Để bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm trùng, bạn không chỉ rửa tay kỹ mà còn thường xuyên khử trùng bề mặt của các vật mà bạn thường chạm vào bằng tay: Định kỳ vệ sinh tay nắm cửa, mặt bàn, hệ thống ống nước, đồ vật trong nhà vệ sinh và bề mặt bếp. Cần chú ý đặc biệt đến điện thoại thông minh. Chúng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, thường nằm trong tay bạn, vì vậy nguy cơ mắc bệnh coronavirus là rất cao nếu không vệ sinh thường xuyên vật dụng này.

    Thường xuyên vệ sinh bề mặt điện thoại

    Thường xuyên vệ sinh bề mặt điện thoại

    Trong đại dịch COVID-19, mua sắm thực phẩm là lý do duy nhất để rời khỏi căn hộ. Khi mua sắm, bạn không thể loại trừ khả năng tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm bệnh. Để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng, luôn rửa tay không chỉ sau mà còn trước khi đi siêu thị; lập danh sách các sản phẩm cần mua để giảm thời gian bạn phải mất công tìm kiếm vì càng ít thời gian nơi công cộng, nguy cơ nhiễm trùng càng thấp; cố gắng chạm vào bề mặt ít nhất có thể. Nếu bạn đeo găng tay, hãy cẩn thận để không chạm vào mặt. Có thể mang theo khăn lau kháng khuẩn để làm sạch tay cầm của giỏ hoặc xe đẩy hoặc mang theo một chiếc túi bên mình – điều này giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng các đồ vật mà nhiều tay nơi công cộng đã chạm vào.

    Cuối cùng, liên tục theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Nếu có bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào cũng là một lý do để không rời khỏi nhà và liên hệ với bác sĩ. Chuyên gia nhấn mạnh.

    Nguồn: Báo Sức khỏe&Đời sống

    Đọc tiếp
  • Cách ly xã hội là một trong những biện pháp để phòng tránh mắc COVID-19. Tuy nhiên khi ở trong nhà một thời gian dài dễ làm xương suy yếu. Bởi vậy, cần tăng cường ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin D, giúp mạnh xương. Vitamin D là thành phần cần thiết để xây […]

    Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe xương trong mùa dịch COVID-19

    Cách ly xã hội là một trong những biện pháp để phòng tránh mắc COVID-19. Tuy nhiên khi ở trong nhà một thời gian dài dễ làm xương suy yếu. Bởi vậy, cần tăng cường ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin D, giúp mạnh xương.

    Vitamin D là thành phần cần thiết để xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, do canxi là thành phần chính của xương và chỉ có thể được cơ thể hấp thụ khi có vitamin D. Cơ thể bạn tạo ra vitamin D khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên da và chuyển hóa chất trong da thành dạng hoạt động của vitamin (calciferol). Khi ở trong nhà nhiều dễ dẫn đến thiếu vitamin D. Một số thực phẩm sau có chứa vitamin D nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

    Cá béo
    Các loại cá béo như cá trích, cá mòi, cá hồi và cá ngừ rất giàu vitamin D. Hãy bổ sung chúng trong chế độ ăn uống của bạn. Theo Cơ sở dữ liệu thành phần thực phẩm Mỹ (USDA Food Composition) thì một khẩu phần cá hồi 100 gram chứa từ 361 đến 685 IU vitamin D (tùy theo là cá hồi tự nhiên hay cá hồi nuôi). Bên cạnh đó cũng đừng quên các loại hải sản như tôm… Không giống như hầu hết các nguồn vitamin D hải sản khác, tôm rất ít chất béo nhưng chúng vẫn chứa một lượng vitamin D tốt với 152 IU mỗi khẩu phần. Ngoài ra, tôm cũng chứa axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe, mặc dù với lượng thấp hơn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin D khác.

    Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin D.

    Lòng đỏ trứng
    Một thành phần rất hữu ích của chế độ ăn uống đó là lòng đỏ trứng. Loại thực phẩm này cũng là một nguồn cung cấp vitamin D rất bổ dưỡng. Tuy nhiên hàm lượng vitamin D cũng phụ thuộc vào cách thức nuôi gà.

    Một lòng đỏ trứng điển hình từ gà nuôi có chứa 18 – 39 IU vitamin D. Tuy nhiên, những con gà được nuôi thả trên đồng dưới ánh sáng mặt trời thì sẽ sinh ra trứng với mức độ cao gấp 3 đến 4 lần số lượng vitamin so với gà nuôi. Ngoài ra, trứng từ những con gà được cho ăn thức ăn giàu vitamin D thì lượng vitamin D có trong trứng của những con gà này có thể lên tới 6.000 IU mỗi lòng đỏ. Đó là một con số khổng lồ gấp 10 lần lượng khuyến cáo.

    Nấm
    Nấm là nguồn thực vật duy nhất chứa nhiều vitamin D. Giống như con người, nấm chỉ có thể tổng hợp vitamin này khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, ăn nấm hái ở rừng sẽ tốt hơn.

    Dầu cá
    Dầu cá là thực phẩm chức năng nhằm bổ sung vitamin D rất phổ biến hiện nay. Nếu bạn không thích cá, hãy uống dầu cá có thể là giải pháp rất tốt để đảm bảo lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh. Với việc đóng viên nang sẽ che lấp được mùi vị khó chịu khi uống. Tuy nhiên, khi bổ sung bằng thuốc, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh dùng quá liều có thể gây độc.

    Ngoài ra, các nguồn dinh dưỡng có chứa vitamin D bao gồm: Sữa, ngũ cốc… (được bổ sung vitamin D).

    Nguyễn Ngân

    (Theo MDF 4/2020)

    Nguồn: Báo Sức khỏe&Đời sống

    Đọc tiếp
  • Nguồn Bộ Y tế Cả nước đã thực hiện tốt Chỉ thị 16 của Chính phủ về cách ly toàn xã hội trong hơn 4 ngày qua. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm: – Hạn chế tối đa ra […]

    Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm

    Nguồn Bộ Y tế

    Cả nước đã thực hiện tốt Chỉ thị 16 của Chính phủ về cách ly toàn xã hội trong hơn 4 ngày qua. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm:

    – Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

    – Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

    – Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

    – Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.

    – Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

    % điều người dân cần làm để phòng chống dịch COVID 19

    % điều người dân cần làm để phòng chống dịch COVID 19

    Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo khuyến cáo người dân những thói quen cần thay đổi trong mùa dịch COVID-19:

    1. Trước gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau không vồ vập, không bắt tay.

    2. Trước hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

    3. Trước về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay quần áo, tắm rửa.

    4. Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.

    5. Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác.

    6. Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn.

    7. Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo phòng chống dịch.

    Những điều người dân cần thay đổi trong mùa dịch

    Những điều người dân cần thay đổi trong mùa dịch

     

    Đọc tiếp
  • Giới thiệu với các bạn một loạt tranh cổ động phòng chống COVID 19. Các bạn có thể kích chột phải vào hình ảnh và tải về nhé

    Tranh cổ động phòng chống COVID 19

    Giới thiệu với các bạn một loạt tranh cổ động phòng chống COVID 19. Các bạn có thể kích chột phải vào hình ảnh và tải về nhé

    Tranh cổ động phòng chống covid 19

    Tranh cổ động phòng chống covid 19

    Tranh cổ động phòng chống covid 19

    Tranh cổ động phòng chống covid 19

    Tranh cổ động phòng chống covid 19

    Tranh cổ động phòng chống covid 19

    Tranh cổ động phòng chống covid 19

    Tranh cổ động phòng chống covid 19

    Tranh cổ động phòng chống covid 19

    Tranh cổ động phòng chống covid 19

    Tranh cổ động phòng chống covid 19

    Tranh cổ động phòng chống covid 19

    Đọc tiếp
  • Tệp PDF là gì? Định dạng tệp PDF được Adobe tạo ra vào những năm 1990 để đạt được hai điều. Đầu tiên là mọi người sẽ có thể mở tài liệu trên bất kỳ phần cứng hoặc hệ điều hành nào mà không cần phải có ứng dụng để tạo chúng. Tất cả những […]

    Tệp PDF là gì

    Tệp PDF là gì? Định dạng tệp PDF được Adobe tạo ra vào những năm 1990 để đạt được hai điều. Đầu tiên là mọi người sẽ có thể mở tài liệu trên bất kỳ phần cứng hoặc hệ điều hành nào mà không cần phải có ứng dụng để tạo chúng. Tất cả những gì bạn cần là một trình đọc PDF và ngày nay hầu hết các trình duyệt web đều đọc được nó. Thứ hai là bất cứ nơi nào bạn mở tệp PDF, bố cục của tài liệu sẽ giống nhau, không bị thay đổi do những phần mềm đọc khác nhau. Điều này cực kỳ tiện lợi khi bạn gửi file để in mà không sợ nó bị thay đổi định dạng và bố cục.

    Các tệp PDF có thể chứa văn bản, hình ảnh, phông chữ nhúng, siêu liên kết, video, các nút tương tác, biểu mẫu và hơn thế nữa.

    Cách xem tệp PDF

    Bởi vì các tệp PDF là một định dạng chuẩn, có một số lượng đáng kể các ứng dụng ngoài Adobe có thể mở các tệp PDF. Các trình duyệt web, Acrobat Reader chính thức của Adobe, các ứng dụng của bên thứ ba và thậm chí các ứng dụng xử lý văn bản.

    Cách dễ nhất để xem PDF: Sử dụng trình duyệt web của bạn

    Nếu bạn không có một ứng dụng khác có thể đọc các tệp PDF, thì rất có thể trình duyệt của bạn đã là ứng dụng mặc định và bạn chỉ cần nhấp đúp vào tệp để mở tệp.

    Nếu không, bấm chuột phải vào tệp, trỏ đến menu Mở rộng với, sau đó bấm vào trình duyệt yêu thích của bạn.

    Các kết quả tương tự như bất kỳ chương trình khác ngoài kia.

    Để kiểm soát nhiều hơn và hỗ trợ tính năng tốt hơn: Sử dụng Trình đọc máy tính để bàn

    Adobe Lau Acrobat Reader là công cụ chính thức để đọc PDF. Nó miễn phí, và nó có sẵn cho Windows, macOS, iOS và Android.

    Sau khi cài đặt Acrobat Reader, tất cả những gì bạn phải làm là nhấp đúp vào bất kỳ tệp PDF nào bạn muốn mở.

    Và như bạn có thể thấy, nó có nhiều tính năng hơn để kiểm soát chế độ xem của bạn, cũng như khả năng xuất các tệp PDF sang định dạng có thể chỉnh sửa, chẳng hạn như tài liệu Microsoft Office.

    Tất nhiên, cũng có các ứng dụng của bên thứ ba để xem các tệp PDF, một số ứng dụng nhanh hơn và ít hơn so với Adobe Reader.

    Cách chỉnh sửa PDF

    Nếu bạn cần chỉnh sửa PDF nhưng để nó ở định dạng PDF, các tùy chọn của bạn bị giới hạn. Tiêu chuẩn vàng ở đây là Acrobat DC riêng của Adobe. Thật không may, nó là phiên bản có thu phí. Phiên bản tiêu chuẩn là $ 12,99 mỗi tháng và yêu cầu cam kết hàng năm. Nó cũng chỉ có sẵn cho Windows. Phiên bản pro là $ 14,99 mỗi tháng và cũng yêu cầu cam kết hàng năm. Cái đó có sẵn cho cả Windows và macOS.

    Tuy nhiên, phần mềm này có thời hạn dùng thử miễn phí bảy ngày dành cho phiên bản Pro, vì vậy nếu bạn chỉ cần chỉnh sửa một hoặc hai tài liệu, bạn có thể thử tải về và dùng.

    Ngoài ra còn có một số tiện ích miễn phí có sẵn của bên thứ 3. Ví dụ PDF-XChange Editor, cho phép bạn thực hiện các chỉnh sửa và chú thích cơ bản.

    Cách tạo PDF

    Có một số cách bạn có thể tạo tệp PDF trong hầu hết mọi tài liệu, trang web của Word Word, v.v.

    Để bắt đầu, cả Windows và macOS đều cho phép bạn in ra bản in thành tệp PDF. Vì vậy, hầu như bất cứ điều gì bạn có thể in, bạn có thể lưu dưới dạng PDF.

    Cách chuyển đổi PDF thành định dạng có thể chỉnh sửa

    Bạn cũng có thể chuyển đổi PDF thành một số định dạng tệp khác mà bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa hơn.

    Thông thường, bạn sẽ muốn chuyển đổi PDF của mình thành thứ mà trình xử lý văn bản của bạn có thể xử lý. Như  việc chuyển đổi các tệp PDF thành Microsoft Word hoặc Google Docs.

    Rắc rối duy nhất với việc chuyển đổi tài liệu bằng các công cụ tích hợp Word hoặc Google, là đôi khi chúng có thể gặp khó khăn trong việc duy trì định dạng và bố cục phức tạp. Nếu bạn có một tệp PDF phù hợp với hóa đơn đó, bạn có thể muốn dùng thử Adobe Quét Acrobat Reader DC. Mặc dù ứng dụng này miễn phí, bạn phải trả phí $ 1.99 mỗi tháng nếu bạn muốn ứng dụng có thể chuyển đổi các tệp PDF sang các định dạng khác, như Word. Nếu đó là một thứ gì đó bạn cần làm thường xuyên, thì khoản phí đó có thể đáng giá vì sử dụng Acrobat là cách đáng tin cậy nhất để thay đổi tệp PDF của bạn thành tài liệu Word, vì nó có xu hướng duy trì định dạng khá tốt. Và tất nhiên, phiên bản đầy đủ của Acrobat DC cũng có thể thực hiện công việc, nhưng nó không đáng để trả thêm chi phí nếu tất cả những gì bạn cần làm là chuyển đổi tài liệu.

    Ngoài ra còn có một số công cụ chuyển đổi trực tuyến mà bạn có thể sử dụng nếu không có công cụ chuyển đổi nào phù hợp với nhu cầu của bạn. Vì các giải pháp này dựa trên đám mây và cho phép bạn chuyển đổi bất kỳ tệp PDF nào bạn có mà không cần phải cài đặt phần mềm vào máy của bạn. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải nhớ rằng bạn phải tải tài liệu của mình lên máy chủ của họ trong quy trình, vì vậy nếu tài liệu của bạn có thông tin nhạy cảm, bạn có thể muốn bỏ qua bước này.

    Dịch từ https://www.howtogeek.com/

    Đọc tiếp
  • Các bạn vẫn hay hỏi kích thước các khổ giấy như thế nào và sự liên quan giữa chúng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ điều này. Khổ giấy A0 Khổ giấy A0 có kích thước 841 × 1189 mm hoặc 33,1 × 46,8 inch. Cắt nó làm đôi sẽ tạo ra hai […]

    Sự liên quan giữa các khổ giấy từ A0 – A6

    Các bạn vẫn hay hỏi kích thước các khổ giấy như thế nào và sự liên quan giữa chúng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ điều này.

    1. Khổ giấy A0

    Khổ giấy A0 có kích thước 841 × 1189 mm hoặc 33,1 × 46,8 inch. Cắt nó làm đôi sẽ tạo ra hai tờ giấy A1. Một khổ giấy A0 sẽ vừa với phong bì C0. Khi gấp lại một nửa, nó sẽ vừa với một phong bì C1. A0 là một phần của sê-ri A và được xác định theo tiêu chuẩn khổ giấy quốc tế ISO 216.

    1. Khổ giấy A1

    Khổ giấy A1 có kích thước 594 × 841 mm hoặc 23,4 × 33,1 inch. Cắt nó làm đôi sẽ tạo ra hai tờ giấy A2. Một khổ giấy A1 sẽ vừa với một phong bì C1. Khi gấp lại một nửa, nó sẽ vừa với một phong bì C2. A1 là một phần của sê-ri A và được xác định theo tiêu chuẩn khổ giấy quốc tế ISO 216.

    1. Khổ giấy A2

    Khổ giấy A2 có kích thước 420 × 594 mm hoặc 16,5 × 23,4 inch. Cắt nó làm đôi sẽ tạo ra hai tờ giấy A3. Một khổ giấy A2 sẽ vừa với một phong bì C2. Khi gấp lại một nửa, nó sẽ vừa với một phong bì C3. A2 là một phần của sê-ri A và được xác định theo tiêu chuẩn khổ giấy quốc tế ISO 216.

    1. Khổ giấy A3

    Khổ giấy A3 có kích thước 297 × 420 mm hoặc 11,7 × 16,5 inch. Cắt nó làm đôi sẽ tạo ra hai tờ giấy A4. Một khổ giấy A3 sẽ vừa với một phong bì C3. Khi gấp lại một nửa, nó sẽ vừa với một phong bì C4. A3 là một phần của sê-ri A và được xác định theo tiêu chuẩn khổ giấy quốc tế ISO 216.

    1. Khổ giấy A3+

    Khổ giấy A3 + có kích thước 329 × 483mm

    1. Khổ giấy A4

    Khổ giấy A4 có kích thước 210 × 297 mm hoặc 8,3 × 11,7 inch. Cắt nó làm đôi sẽ tạo ra hai tờ giấy A5. Một khổ giấy A4 sẽ phù hợp với một phong bì C4. Khi gấp lại một nửa, nó sẽ vừa với một phong bì C5. A4 là một phần của sê-ri A và được xác định theo tiêu chuẩn khổ giấy quốc tế ISO 216.

    1. Khổ giấy A5

    Khổ giấy A5 có kích thước 148 × 210 mm hoặc 5,8 × 8,3 inch. Cắt nó làm đôi sẽ tạo ra hai tờ giấy A6. Một khổ giấy A5 sẽ vừa với một phong bì C5. Khi gấp lại một nửa, nó sẽ vừa với một phong bì C6. A5 là một phần của sê-ri A và được xác định theo tiêu chuẩn khổ giấy quốc tế ISO 216.

    1. Khổ giấy A6

    Khổ giấy A6 có kích thước 105 × 148 mm hoặc 4,1 × 5,8 inch. Cắt nó làm đôi sẽ tạo ra hai tờ giấy A7. Một khổ giấy A6 sẽ vừa với phong bì C6. Khi gấp lại một nửa, nó sẽ vừa với một phong bì C7. A6 là một phần của sê-ri A và được xác định theo tiêu chuẩn khổ giấy quốc tế ISO 216.

    Trên đây là một số khổ giấy thông dụng. Nếu bạn muốn biết thêm các kích thước khác các bạn có thể tham khảo ở đây. Hoặc truy cập trang https://papersizes.io/

     

    Đọc tiếp

Showing 11–20 of 23 results